Viết Blog Thất bại hay Thành Công ? Vấn đề ở đây là gì ??

Phong trào viết blog thực sự bùng nổ và trở thành trào lưu cách đây trên dưới 10 năm. Lúc đó, họ coi blog như là cuốn nhật ký riêng của mình, viết lên đó tâm tư tình cảm, hoặc những chia sẻ có ích đến mọi người. Dần dần, người ta thấy nếu biết cách viết và duy trì blog sẽ rất tốt cho việc kinh doanh, quảng cáo, và nhiều người dùng cách này để phát triển việc kinh doanh của mình hơn.




Tuy nhiên, viết thì dễ, nhưng viết hay, nội dung thu hút và phải duy trì được nó thì không hề dễ một chút nào. Hiện nay, đã có khoảng 90% tham gia viết blog đã bỏ cuộc. Ai trong số họ đều bắt đầu rất hào hứng với một ý tưởng nào đó nhưng rồi lại bỏ rơi ý tưởng đó một cách nhanh chóng. Điển hình như Blog của mình vậy ! Mình đã từng có ý nghĩ là sẽ chuyên về mảng chia sẻ thủ thuật Blogspot đơn giản nhưng dần mình lại thích sưu tầm, viết, và chia sẻ những bài tâm sự tản mạn...

Nguyên nhân nào dẫn đến những thất bại đó?

1. Không có một ý tưởng nhất định

Ý tưởng để viết blog về một chủ đề nào đó bất chợt đến với bạn, bạn nghĩ rằng đó là một ý tưởng tuyệt vời nhất. Ngay lập tức bạn lao vào làm một cách điên cuồng, rồi bỗng nhiên nhận ra ý tưởng đó thật tầm thường, dường như nó không khả quan cho lắm, bạn nghi ngờ về hiệu quả nó mang lại. Khi này nguy cơ bỏ cuộc là rất cao.

Nguyên nhân chính của việc này là bạn chưa xác định được chỗ đứng của ý tưởng đó trong ngách thị trường chứa ý tưởng đó. Bạn cần xác định ý tưởng của bạn đã có người làm hay chưa? nếu làm rồi thì họ đang ở công đoạn nào rồi? mình có cơ hội hợp tác hay cạnh tranh với họ không?

Tìm hiểu càng kỹ về ý tưởng đó thì bạn sẽ có cơ hội chiến thắng và đi tiếp sẽ cao hơn. Khi đó bạn mới biết ý tưởng của mình đang đứng ở vị trí nào trong ngách thị trường và cơ hội để thực hiện nó là bao nhiêu phần trăm.
Bạn cần phải biết mình đang ở đâu, cần làm những gì để chiến thắng trên con đường đi đã chọn.

2. Không có chiến lược hợp tác và cạnh tranh với đối thủ

Chỉ có hợp tác mới giúp ta tiến nhanh hơn tới đích mong muốn. Hãy tìm hiểu những người bạn trong cùng ngách đó để giao lưu, học hỏi và hợp tác với họ khi cần.
Tuy nhiên, sẽ có những đối thủ trực tiếp với ta,vì vậy cần phải tìm ra những điểm yếu của đối thủ, tận dụng sức mạnh của bản thân để chiến thắng đối thủ đó. Hãy là người không ngừng sáng tạo ra những bài viết mới, chiến lược mới để đối thủ của bạn không kịp chạy đua với bạn.
Thiên tài luôn ẩn giật ở khắp nơi, vì vậy hãy thật khiêm tốn để học hỏi và hợp tác với họ.

Ví dụ: 

Khi bạn muốn chiếm lĩnh từ khóa "Kiếm tiền với youtube" thì bạn phải xem trên google đang có đối thủ nào đứng đầu. Từ khóa của họ có được nhờ quảng cáo, viết bài, đăng video hay slide? Họ đã viết, đăng trên những trang nào? Số lượng bài về từ khóa đó là bao nhiêu?
Khi ấy bạn sẽ biết được, để chiến thắng đối thủ này thì cần phải làm hơn họ những gì?

3. Mong cầu thu được hiệu quả sớm

Chỉ mới thực hiện được một thời gian ngắn nhưng đã mong là thu được kết quả. Khi kết quả không được như mong muốn trong tưởng tượng ban đầu của bạn thì sẽ làm cho bạn sớm bỏ cuộc.

Vẫn phải nhắc lại với bạn về sai lầm đầu tiên là: Phải xác định rõ mình đang ở đâu rồi?
Bạn đã làm, đã chiến đấu với các đối thủ nhưng hãy xem mình đang ở trong giai đoạn nào để đạt được kết quả rồi? Mình đã chiến thắng hoàn toàn đối thủ hay chưa? Mình đã có được một ví trí top 3 hay top 5 trên google để thu hút người quan tâm hay chưa?,...
Hãy kiên nhẫn, sáng tạo để đè bẹp đối thủ nào muốn cản đường và tiến lên vị trí đầu nhé.

Ví dụ: Nếu bạn muốn đăng ký thành công chương trình kiếm tiền với google adsense thông qua webbsite thì hãy tìm hiểu xem đối thủ của mình đang kiếm tiền như thế nào? Khi nào mình mới có được hiệu quả như họ? Khi nào mình có thể vượt họ?

Popular posts from this blog

Vui Trung Thu nhận quà vi vu cùng Z.com Việt Nam

Vietnix Free DirectAdmin, Giảm 30% trọn đời dịch vụ VPS

Deals HOT Khuyến mãi tháng 9 tại BKHOST