Đánh Thức Sự Sáng Tạo Trong Bạn ?
Bạn đã bao giờ thấy mình bị cạn kiệt ý tưởng? Hãy thử những cách dưới đây nhé, đảm bảo bạn sẽ không bao giờ cạn kiệt ý tưởng!
Dù là nhà thiết kế giỏi thế nào, đôi khi chúng ta vẫn phải đối mặt với tình trạng “trí não bất khả thi” làm gián đoạn ý tưởng thiết kế. Những lúc như thế, bạn làm sao để thúc đẩy sự sáng tạo? Designs.vn xin giới thiệu đến các bạn một bài viết hay về những thủ thuật có khả năng truyền cảm hứng tuyệt vời giúp óc sáng tạo của chúng ta không bị trói chặt trong đầu nữa, cùng theo dõi nhé!
Dù là nhà thiết kế giỏi thế nào, đôi khi chúng ta vẫn phải đối mặt với tình trạng “trí não bất khả thi” làm gián đoạn ý tưởng thiết kế. Những lúc như thế, bạn làm sao để thúc đẩy sự sáng tạo? Designs.vn xin giới thiệu đến các bạn một bài viết hay về những thủ thuật có khả năng truyền cảm hứng tuyệt vời giúp óc sáng tạo của chúng ta không bị trói chặt trong đầu nữa, cùng theo dõi nhé!
Sắp xếp không gian làm việc
Môi trường làm việc đang hỗ trợ hay ngăn cản sự sáng tạo của bạn? Nếu hàng ngày bạn phải dọn dẹp xong chiếc bàn ăn mới có nơi để làm việc, thì có lẽ đây là lúc bạn cần sắp xếp một không gian làm việc chuyên dụng và luôn sẵn sáng bất cứ khi nào bạn nảy ra ý tưởng.
Thiết kế nhìn chung một là quá trình khá lộn xộn và đôi khi những thứ lộn xộn đó lại trở thành bức tường buộc phải vượt qua, thay vì truyền cảm hứng cho bạn. Với mỗi người khác nhau, bức rào ấy xuất hiện tại mỗi thời điểm khác nhau nhưng điều chắc chắn: bạn phải thật thoải mái khi làm việc giữa không gian xung quanh mình. Vậy nên, thay vì chờ đến lúc xong việc mới lui cui đi dọn bàn, chẳng hạn như hãy đặt những cuốn sách thiết kế yêu thích của mình gần máy tính nằm gọn trong tầm tay để có thể tham khao ngay khi cần.
Việc trang hoàng không gian quanh bàn làm việc cũng giúp nuôi dưỡng óc sáng tạo. Chẳng hạn như sửa sang diện mạo cho bức tường bằng những tấm bưu thiếp theo cách sắp xếp rất “truyền cảm hứng”.
Có những người cần phải thật gọn gàng mới có thể cho ra ý tưởng và làm việc thoải mái, nhưng cũng có rất nhiều người chỉ có thể làm việc trong căn phòng vô cùng "bừa bộn" của họ, vậy thì, chỉ cần bạn thấy thoải mái với không gian làm việc của mình, vậy là ổn!
Hiểu rõ đỉnh sáng tạo của bản thân
Bộ não của chúng ta không phải từng giây từng phút đều sáng tạo được với mức tập trung 100%. Các nhà tâm lý học khẳng định, chúng ta chỉ có thể tập trung tốt nhất ở một giai đoạn nhất định trong ngày, vào ban đêm hoặc bạn ngày. Đó là lúc chúng ta cảm thấy thoải mái nhất với môi trường làm việc cùng những thói quen cá nhân. Vì vậy, hãy lưu ý thật kỹ khoảng thời gian sự tập trung của bạn đạt “đỉnh”, xác định xem bạn có thể tận dụng bản thân bao nhiêu ở giai đoạn đó và đương nhiên cố gắng cho phép mình làm việc thường xuyên vào lúc này bất cứ khi nào nảy ra ý tưởng.
Một số người đỉnh sáng tạo thiết kế rất ổn định, trong khi một số khác lại không. Vì vậy, cách tốt nhất là hiểu rõ cách não bộ, trí óc và cơ thể của bạn làm việc khi bản thân tìm thấy sự sáng tạo. Khi xác định được mô hình tư duy sáng tạo cho chính mình chắc chắn bạn sẽ học thêm được nhiều phương pháp giúp kích thích tối ưu “dòng sáng tạo thiết kế” bên trong.
Luôn có một tập thể sáng tạo bên bạn
Cô lập là một trong những rào cản lớn nhất có khả năng khóa chặt dòng sáng tạo, đặc biệt khi bạn bè và gia đình chẳng thể hiểu nổi bạn đang nỗ lực đạt đến điều gì. Vì thế, hãy cố gắng tạo nên một nhóm những người thân, đồng nghiệp giúp bạn khuấy động các ý tưởng với sự hỗ trợ thật nhiệt tình. Khi hiểu rõ nhiệm vụ của mình, họ có thể động viên, truyền cảm hứng và thậm chí thách thức bạn mở rộng tầm nhìn cho chính bản thân lẫn công việc. Hãy có những cuộc thảo luận thật thường xuyên để chia sẻ tiến độ công việc với nhau, điều này còn giúp bạn thúc đẩy sức sáng tạo nhiều hơn bạn nghĩ đấy. Bạn nghĩ sao nếu có thể thường xuyên tán gẫu với những người cùng nghề như bạn, đôi lúc những cuộc tán gẫu lại có thể giúp bạn nảy ra ý tưởng vô cùng hay ho ấy chứ!
Nắm vững quy trình thiết kế
Một cách tuyệt vời để phân tích triệt để bản dự án thiết kế là ngắm nhìn nó theo ba khía cạnh khác nhau:
Cú pháp: Nghĩa là phân tích sản phẩm theo những phần thiết kế cụ thể, giúp đem lại cái nhìn phân tích tổng thể cho các thành phần bên trong – cho phép nhà thiết kế có được ý tưởng thiết thực để tái thiết kế sản phẩm.
Ngữ nghĩa: Tức là gợi nhớ các từ khóa hoặc thực hiện phép kết hợp nhằm xác định giá trị nghệ thuật trong concept thiết kế, đây là bước khởi đầu rất tốt giúp sáng tạo nên ý nghĩa thẩm mỹ mạnh mẽ cho thiết kế của bạn. Lướt qua vài trang sách và website để xem những hình ảnh trực quan là phương pháp phổ biến nhưng cực kỳ hiệu quả giúp bay bổng hóa dòng sáng tạo.
Tính ứng dụng: Dệt nên bản đồ tư duy hoặc thiên hướng người dùng luôn là phương pháp dể hiểu và trực quan nhất, cho phép bạn tái thiết kế sản phẩm một cách sáng tạo thông qua con mắt người dùng. Nó không chỉ giúp bạn nhìn thấy những phân tích đơn giản cho các yếu tố cần thiết trong mục tiêu thiết kế, mà thậm chí còn nuôi dưỡng một phương pháp tư duy thiết kế cực kỳ logic.
Đọc và bổ sung kiến thức thiết kế
Khi đọc hay nghe thường xuyên về tin tức thiết kế lẫn công nghệ quanh mình, chúng ta có thể học được nhiều điều từ những gì mình đọc được và nghe được. Là nhà thiết kế, chúng ta rất thường dễ rơi vào cạm bẫy suốt ngày chỉ nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính, mà quên đi môi trường sống thực tế xung quanh. Tuy nhiên, khi là nhà thiết kế, chúng ta phải luôn cố gắng quay lại đôi chút, dành thời gian tin tức hàng ngày và các công nghệ mới, giúp bản thân bắt kịp thời đại, đồng thời biết thêm những ý tưởng mới nào cần được cải tiến. Bằng cách đọc thật chủ động, chúng ta sẽ xây dựng nên một nền tảng kiên cố gồm hàng loạt các ứng dụng hiện đại có thể áp dụng vào thiết kế.
Lưu lại các tin tức hay phương pháp tuyệt vời giúp bạn tạo nên bộ sưu tập toàn những thông tin thú vị phục vụ công việc thiết kế. Ví dụ như hồi bé, khi chúng ta làm văn, chúng ta vẫn thường liên tưởng về những cuốn sách hay bài viết mình từng đọc trước đây. Thiết kế cũng giống như vậy. Bất cứ thứ gì bạn cho là thú vị, hãy lưu lại trong thư viện để tham khảo sau này. Đây là cách thực hành rất hữu hiệu giúp bạn cập nhật thường xuyên nguồn thông tin mạnh mẽ – thứ có thể tận dụng như một kho tham khảo dành cho những ý tưởng mới trong concept thiết kế tương lai.
Trải nghiệm những điều kiện khác nhau
Có hai cách kích thích dòng tư duy sáng tạo đó là: tập luyện cho bộ não và để nó được nghỉ ngơi. Phương pháp hữu hiệu giúp luyện tập não bộ là tham gia các hoạt động như chơi game máy tính, chơi cờ hoặc chơi những trò có khả năng kích thích trí óc. Nghe nhạc cũng là cách thức khá hay giúp thư giãn đầu óc khi bạn đang suy nghĩ về ý tưởng thiết kế. Khi nghe những thể loại nhạc yêu thích, trí óc sẽ được chuẩn bị vào tư thế sẵn sàng và trống rỗng, giúp bạn học tập lẫn sáng tạo. Vậy nên hãy mang theo máy MP3 hoặc thiết bị nghe nhạc nào đó bên mình để bạn tự mở khóa cho óc sáng tạo bên trong mình nhé.
Ghi lại những ý tưởng
Viết là cách tuyệt vời giúp luyện tập khả năng phân tích và sáng tạo của chúng ta. Bạn nên ghi những ý tưởng mình bắt được vào cuốn sổ tay hoặc giấy ghi chú. Điều này cho phép bạn lưu lại và phản ảnh tiến trình thiết kế. Cuối mỗi dự án, hãy luôn tự hỏi chính mình về những gì bạn đã học được. Đồng thời ghi vào kho lưu trữ cá nhân cả khoảng thời gian bạn cần để định hình ý tưởng. Nhờ đó, bạn sẽ tự kiểm tra được tiến độ thiết kế cho riêng mình, đồng thời rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian thật hữu hiệu.
Học cách mở khóa cho trí sáng tạo lẩn khuất bên trong chúng ta là kỹ năng thiết kế cực kỳ quan trọng. Bạn không cần phải cố vận dụng mọi lời khuyên nêu trên cùng một lúc, hãy xác định những phương pháp phù hợp nhất với bản thân rồi thử áp dụng. Hy vọng bạn sẽ thấy những thay đổi tích cực trong thời gian tới.
Bài viết Sưu tầm từ http://designs.vn và hình ảnh được sưu tầm từ Google
Bài viết Sưu tầm từ http://designs.vn và hình ảnh được sưu tầm từ Google