Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Wifi Nhà Bạn Bị "Chậm"
Có rất nhiều nguyên nhân khiến tốc độ Wi-Fi bị chậm, đơn cử như do vị trí đặt router, cấu hình sai thông số, bị nhiễu sóng... Làm thế nào để khắc phục tình trạng chậm chạp này?
Wi-Fi (Wireless Fidelity) là mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến, tương tự như sóng điện thoại, truyền hình và radio. Do đó, sóng Wi-Fi hoàn toàn có thể bị can thiệp, làm phát sinh những điểm chết hoặc vùng chết. Nói đơn giản cho dễ hiểu thì đây là một khu vực nằm trong phạm vi phát sóng của router nhưng các thiết bị trong mạng lại không nhận được tín hiệu Internet.
Bất cứ điều gì can thiệp vào sóng Wi-Fi cũng có thể tạo ra điểm chết hoặc vùng chết. Ví dụ bạn đặt router ở góc nhà thì vùng chết có thể nằm ở phía đối diện, nơi tín hiệu Wi-Fi không thể tiếp cận. Ngoài ra, một số thiết bị như lò vi sóng, điện thoại không dây đời cũ, hệ thống an ninh không dây, hệ thống âm thanh không dây, hồ cá, hàng rào kim loại,... cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ Wi-Fi.
Làm thế nào để phát hiện điểm chết hoặc vùng chết?
Đầu tiên, bạn hãy cài đặt ứng dụng Wi-Fi Analyzer cho smartphone tại địa chỉ http://bit.ly/wf-ana tương thích với các thiết bị Android 6.0 trở lên. Khi hoàn tất, bạn cần cấp quyền cho ứng dụng và bật GPS (định vị) trên điện thoại để kết quả trả về chính xác hơn.
Giao diện của ứng dụng khá đơn giản, để bắt đầu, bạn nhấp vào biểu tượng con mắt ở góc phải và chọn Signal meter > Tap here to select, sau đó chọn mạng Wi-Fi đang kết nối. Tiếp theo, bạn di chuyển chậm rãi đến mọi ngóc ngách trong ngôi nhà hoặc văn phòng, nếu cây kim nằm ở vạch xanh lá nghĩa là tín hiệu ở khu vực này tốt. Ngược lại, màu vàng là tín hiệu trung bình và màu xám là kém, đây là những vùng chết trong mạng Wi-Fi.
Bên cạnh đó, ứng dụng còn cho phép bạn kiểm tra những điểm kết nối Wi-Fi có tín hiệu tốt nhất. Lưu ý, Apple không cho phép các ứng dụng của bên thứ ba truy cập vào những thông tin này trên iOS, vì vậy, nếu đang sử dụng iPhone, iPad, bạn chỉ có thể nhìn vào cường độ tín hiệu Wi-Fi trên thanh thông báo.
Đối với laptop, bạn có thể cài đặt phần mềm inSSIDer tại địa chỉ http://bit.ly/inssider-1 để đo cường độ tín hiệu, tuy nhiên, cần phải cẩn thận khi đi bộ xung quanh với laptop và đừng nhìn vào màn hình liên tục.
Cách cải thiện tín hiệu Wi-Fi tại nhà
Kiểm tra lại vị trí đặt router: Khi bạn đặt router ở góc nhà hoặc gần các thiết bị điện tử (lò vi sóng, điện thoại không dây...), tín hiệu Wi-Fi chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Thay vào đó, bạn nên đặt router ở giữa nhà hoặc gần các khu vực hay ngồi làm việc, giải trí. Ví dụ, nếu sống trong một ngôi nhà hai tầng thì vị trí tốt nhất để đặt router là trần nhà tầng 1 hoặc sàn nhà tầng 2.
Cập nhật phần cứng: Nếu router đang sử dụng đã quá cũ, bạn hãy nghĩ đến việc thay mới để có được trải nghiệm tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cập nhật firmware cho router trong phần cấu hình thiết bị (nếu có).
Sử dụng thiết bị mở rộng sóng Wi-Fi: Nếu diện tích ngôi nhà quá rộng, bạn hãy nghĩ đến việc mua thêm các thiết bị mở rộng sóng Wi-Fi. Về cơ bản, những thiết bị này sẽ nhận tín hiệu và tăng cường phạm vi phủ sóng. Trên thị trường có rất nhiều loại để bạn lựa chọn với mức giá dao động trong khoảng 100.000 - 500.000 đồng tùy thương hiệu. Ưu điểm của thiết bị tăng sóng Wi-Fi là thẩm mỹ, không cần gắn dây, cắm vào ổ điện và cấu hình là có thể sử dụng ngay. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, những thiết bị này thường sẽ hoạt động như một repeater, tức là nhận sóng từ router và phát lại với tốc độ chỉ bằng một nửa. Do đó, nếu không quan tâm quá nhiều đến thẩm mỹ của ngôi nhà, bạn nên mua một chiếc router mới và đặt ở khu vực có tín hiệu yếu, sau đó sử dụng dây mạng để kết nối hai router lại với nhau. Lúc này, router mới sẽ đóng vai trò như một Access Point (điểm truy cập), bằng cách này, tốc độ Wi-Fi sẽ được đảm bảo nguyên vẹn.
Bổ sung ăng-ten cho router: Nếu router đang sử dụng có hỗ trợ cổng cắm mở rộng, bạn có thể tìm mua trên mạng những chiếc ăng-ten rời để gắn thêm cho thiết bị. Sau đó, điều chỉnh một ăng-ten theo hướng thẳng đứng và một ăng-ten nằm ngang để có được tín hiệu tốt nhất.
Trên đây là một số cách đơn giản để khắc phục tình trạng tốc độ Wi-Fi tại nhà bị chậm. Đây cũng chính là lí do vì sao nhiều người đăng kí gói cước Wi-Fi băng thông rộng nhưng tốc độ sử dụng thực tế lại hoàn toàn ngược lại, nguyên nhân thường là do vị trí đặt router và bị dính điểm chết, vùng chết. Hi vọng với những mẹo nhỏ mà VietNamNet vừa giới thiệu bên trên, bạn đọc có thể tự mình khắc phục sự cố và cải thiện tín hiệu sóng Wi-Fi tại nhà mà không cần tốn quá nhiều chi phí.
Theo: Vietnamnet.vn
Wi-Fi (Wireless Fidelity) là mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến, tương tự như sóng điện thoại, truyền hình và radio. Do đó, sóng Wi-Fi hoàn toàn có thể bị can thiệp, làm phát sinh những điểm chết hoặc vùng chết. Nói đơn giản cho dễ hiểu thì đây là một khu vực nằm trong phạm vi phát sóng của router nhưng các thiết bị trong mạng lại không nhận được tín hiệu Internet.
Bất cứ điều gì can thiệp vào sóng Wi-Fi cũng có thể tạo ra điểm chết hoặc vùng chết. Ví dụ bạn đặt router ở góc nhà thì vùng chết có thể nằm ở phía đối diện, nơi tín hiệu Wi-Fi không thể tiếp cận. Ngoài ra, một số thiết bị như lò vi sóng, điện thoại không dây đời cũ, hệ thống an ninh không dây, hệ thống âm thanh không dây, hồ cá, hàng rào kim loại,... cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ Wi-Fi.
Làm thế nào để phát hiện điểm chết hoặc vùng chết?
Đầu tiên, bạn hãy cài đặt ứng dụng Wi-Fi Analyzer cho smartphone tại địa chỉ http://bit.ly/wf-ana tương thích với các thiết bị Android 6.0 trở lên. Khi hoàn tất, bạn cần cấp quyền cho ứng dụng và bật GPS (định vị) trên điện thoại để kết quả trả về chính xác hơn.
Giao diện của ứng dụng khá đơn giản, để bắt đầu, bạn nhấp vào biểu tượng con mắt ở góc phải và chọn Signal meter > Tap here to select, sau đó chọn mạng Wi-Fi đang kết nối. Tiếp theo, bạn di chuyển chậm rãi đến mọi ngóc ngách trong ngôi nhà hoặc văn phòng, nếu cây kim nằm ở vạch xanh lá nghĩa là tín hiệu ở khu vực này tốt. Ngược lại, màu vàng là tín hiệu trung bình và màu xám là kém, đây là những vùng chết trong mạng Wi-Fi.
Bên cạnh đó, ứng dụng còn cho phép bạn kiểm tra những điểm kết nối Wi-Fi có tín hiệu tốt nhất. Lưu ý, Apple không cho phép các ứng dụng của bên thứ ba truy cập vào những thông tin này trên iOS, vì vậy, nếu đang sử dụng iPhone, iPad, bạn chỉ có thể nhìn vào cường độ tín hiệu Wi-Fi trên thanh thông báo.
Đối với laptop, bạn có thể cài đặt phần mềm inSSIDer tại địa chỉ http://bit.ly/inssider-1 để đo cường độ tín hiệu, tuy nhiên, cần phải cẩn thận khi đi bộ xung quanh với laptop và đừng nhìn vào màn hình liên tục.
Cách cải thiện tín hiệu Wi-Fi tại nhà
Kiểm tra lại vị trí đặt router: Khi bạn đặt router ở góc nhà hoặc gần các thiết bị điện tử (lò vi sóng, điện thoại không dây...), tín hiệu Wi-Fi chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Thay vào đó, bạn nên đặt router ở giữa nhà hoặc gần các khu vực hay ngồi làm việc, giải trí. Ví dụ, nếu sống trong một ngôi nhà hai tầng thì vị trí tốt nhất để đặt router là trần nhà tầng 1 hoặc sàn nhà tầng 2.
Cập nhật phần cứng: Nếu router đang sử dụng đã quá cũ, bạn hãy nghĩ đến việc thay mới để có được trải nghiệm tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cập nhật firmware cho router trong phần cấu hình thiết bị (nếu có).
Sử dụng thiết bị mở rộng sóng Wi-Fi: Nếu diện tích ngôi nhà quá rộng, bạn hãy nghĩ đến việc mua thêm các thiết bị mở rộng sóng Wi-Fi. Về cơ bản, những thiết bị này sẽ nhận tín hiệu và tăng cường phạm vi phủ sóng. Trên thị trường có rất nhiều loại để bạn lựa chọn với mức giá dao động trong khoảng 100.000 - 500.000 đồng tùy thương hiệu. Ưu điểm của thiết bị tăng sóng Wi-Fi là thẩm mỹ, không cần gắn dây, cắm vào ổ điện và cấu hình là có thể sử dụng ngay. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, những thiết bị này thường sẽ hoạt động như một repeater, tức là nhận sóng từ router và phát lại với tốc độ chỉ bằng một nửa. Do đó, nếu không quan tâm quá nhiều đến thẩm mỹ của ngôi nhà, bạn nên mua một chiếc router mới và đặt ở khu vực có tín hiệu yếu, sau đó sử dụng dây mạng để kết nối hai router lại với nhau. Lúc này, router mới sẽ đóng vai trò như một Access Point (điểm truy cập), bằng cách này, tốc độ Wi-Fi sẽ được đảm bảo nguyên vẹn.
Bổ sung ăng-ten cho router: Nếu router đang sử dụng có hỗ trợ cổng cắm mở rộng, bạn có thể tìm mua trên mạng những chiếc ăng-ten rời để gắn thêm cho thiết bị. Sau đó, điều chỉnh một ăng-ten theo hướng thẳng đứng và một ăng-ten nằm ngang để có được tín hiệu tốt nhất.
Trên đây là một số cách đơn giản để khắc phục tình trạng tốc độ Wi-Fi tại nhà bị chậm. Đây cũng chính là lí do vì sao nhiều người đăng kí gói cước Wi-Fi băng thông rộng nhưng tốc độ sử dụng thực tế lại hoàn toàn ngược lại, nguyên nhân thường là do vị trí đặt router và bị dính điểm chết, vùng chết. Hi vọng với những mẹo nhỏ mà VietNamNet vừa giới thiệu bên trên, bạn đọc có thể tự mình khắc phục sự cố và cải thiện tín hiệu sóng Wi-Fi tại nhà mà không cần tốn quá nhiều chi phí.
Theo: Vietnamnet.vn